Để biết một người có đang mắc bệnh tiểu đường hay không thì việc kiểm tra chỉ số đường huyết là điều không thể thiếu. Mặc dù chỉ số đường huyết HbA1c vẫn luôn được nhắc đến xung quanh chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Dưới đây là những điều thú vị về thông số biết nói này!
Nội dung bài viết
1. Chỉ số đường huyết HbA1c là gì?
HbA1c còn được gọi là hemoglobin glycated hoặc A1c. HbA1c được hình thành khi đường (glucose) trong cơ thể xâm nhập vào máu và gắn kết với hemoglobin.
Bằng cách thực hiện kiểm tra chỉ số HbA1c, bạn có thể thấy được một cách tổng thể về mức đường huyết trung bình trong phạm vi vài tuần đến vài tháng.
Tình trạng sức khỏe của bạn được đánh giá phụ thuộc vào các giá trị khác nhau của HbA1c. Nếu:
- Chỉ số HbA1c dưới 42 mmol/mol (dưới 6,0%): Bạn không mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường
- Chỉ số HbA1c từ 42 đến 47 mmol/mol (từ 6,0% đến 6,4%): Bạn mắc bệnh tiền tiểu đường
- Chỉ số HbA1c từ 48 mmol/mol trở nên (từ 6,5% trở lên): Bạn mắc bệnh tiểu đường
2. Tại sao HbA1c có thể biểu thị lượng đường trong máu?
HbA1c ban đầu được Samuel Rahbar và cộng sự mô tả là một loại hemoglobin bất thường ở bệnh nhân tiểu đường vào hơn 50 năm trước đây. Sau đó nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh rằng HbA1c có thể được sử dụng như một thước đo để kiểm tra mức đường huyết.
Vậy tại sao HbA1c giúp biểu thị lượng đường trong máu?
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, glucose (đường) trong thực phẩm được hấp thụ và vận chuyển vào máu. Sau đó, glucose gắn vào hemoglobin tạo thành hemoglobin glycated (HbA1c). Do đó HbA1c tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu tại thời điểm thực hiện xét nghiệm.
Trong cơ thể người, các tế bào hồng cầu tồn tại từ 8-12 tuần trước khi đổi mới, nên việc đo HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó. Đồng thời xét nghiệm HbA1c còn mang đến sự tiện ích khi bạn có thể thực hiện kiểm tra tại bất cứ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn ăn như đối với các xét nghiệm khác.
3. Cần làm thế nào để kiểm soát đường huyết?
Thực hiện kiểm soát đường huyết một cách hợp lý là việc làm cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn. Dưới đây là 2 điều bạn cần thực hiện để có một cơ thể khỏe mạnh.
3.1. Bổ sung thực phẩm thân thiện với sức khỏe
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nó có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí là cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
Nhìn chung, một chế độ ăn uống cân bằng với ít chất béo, nhiều chất xơ từ hoa quả và rau xanh vô cùng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Một số loại thực phẩm có thể kể đến bao gồm:
- Các loại rau xanh
- Ngũ cốc như yến mạch, gạo lức,…
- Thực phẩm họ đậu
- Trái cây tươi hoặc sấy khô
- Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt chia,…
- Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ,…
- Dầu thực vật không bão hòa như dầu oliu, dầu hướng dương,…
3.2. Duy trì thói quen tốt
Một lối sống lành mạnh và không sử dụng chất kích thích có thể cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh loại bệnh lý như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì và đột quỵ. Ngoài ra, hoạt động thể chất thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích là nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường. Đồng thời, các chất độc hại có trong khói thuốc còn gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích chính là một yêu cầu cấp thiết trong lối sống lành mạnh của bạn.
Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về bệnh tiểu đường. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được bệnh tiểu đường là gì? Và có thêm những thông tin hữu ích khác về căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Dâu tằm trắng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường