Dâu tằm trắng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Dâu tằm trắng giải pháp mới cho người tiểu đường

Dâu tằm trắng là một loại thảo dược quan trọng giúp cải thiện sức khỏe và có thể điều trị nhiều căn bệnh khác nhau bao gồm cả bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, dâu tằm trắng còn không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng như khi dùng các cách trị liệu khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về tác dụng của dâu tằm trắng trong điều trị bệnh tiểu đường.

1. Tổng quan về dâu tằm trắng

1.1. Dâu tằm trắng là gì?

Dâu tằm trắng (Morus alba) là một loài thực vật thuộc chi Morus trong họ Moraceae.

Dâu tằm trắng có nguồn gốc từ miền trung và đông của Trung Quốc. Sau đó nhờ vào những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà dần trở thành loại cây phổ biến trên thế giới.

Ở Việt Nam, Morus alba phân bố rộng khắp các tỉnh thành. Chúng thường được trồng với diện tích lớn trên các bãi sông, đất bằng và cao nguyên. Các vùng canh tác chính đó là bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, Lâm Đồng và rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

1.2. Thành phần dưỡng chất có trong dâu tằm trắng

Dâu tằm trắng chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể chúng ta, bao gồm: sắt, riboflavin, vitamin C, vitamin K, kali, phốt pho và canxi. Chúng cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ và một loạt các hợp chất hữu cơ. Bao gồm: dinh dưỡng thực vật, zeaxanthin, resveratrol, anthocyanins, lutein và các hợp chất polyphenolic khác nhau.

Morus alba đã được mô tả trong văn học cổ Ayurveda. Một số chế phẩm trị liệu Ayurvedic sử dụng quả, lá, rễ, vỏ hoặc mủ của cây dâu tằm trắng (Morus alba) để dùng trong việc chống lại các bệnh khác nhau ở người. Khoảng 100 g quả dâu tằm thô có thể cung cấp 43 kcal, 44% lượng vitamin C cần thiết trong 1 ngày, và 14% sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra cây dâu tằm trắng còn có mặt nhiều thành phần hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, ancaloit, terpenoit, steroid,…

2. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một căn bệnh xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu cao vượt mức cho phép.

Thông thường, ở cơ thể khỏe mạnh, lượng đường trong máu được kiểm soát chặt chẽ bởi insulin. Insulin là một loại hormone tuyến tụy sản xuất và có vai trò làm giảm mức đường huyết. Khi lượng đường trong máu tăng cao, insulin sẽ được giải phóng từ tuyến tụy và thúc đẩy sự hấp thụ glucose vào các tế bào của cơ thể.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng thứ phát trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh về thần kinh, mắt, thận và một số cơ quan khác trên cơ thể.

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó việc điều trị còn tốn nhiều thời gian và cần một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Do đó việc nhận biết sớm bệnh tiểu đường là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ chữa trị thành công ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường đó là:

  • Thường xuyên cảm thấy khát và đi tiểu nhiều lần
  • Thường xuyên có cảm giác đói
  • Mệt mỏi và nhanh giảm cân
  • Thị lực giảm
  • Tê mỏi chân tay
  • Các vết loét không lành

3. Dâu tằm trắng và bệnh tiểu đường

Dâu tằm trắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ vào các hoạt chất quan trọng chứa trong nó. Các hoạt chất chính bảo gồm

  • DNJ: Lá dâu tằm chứa hoạt chất 1-Deoxynojirimycin (DNJ). Chất này có khả năng ức chế alpha-glucosidase trong dạ dày. Qua đó làm giảm lượng glucose trong máu. Sự kết hợp giữa DNJ và polysaccharide giúp điều chỉnh sự biểu hiện của các enzym liên quan đến tạo đường mới ở gan và giúp tiết insulin bình thường trong huyết thanh.
  • Fagomine: Hàm lượng fagomine trong lá dâu tằm trắng có khả năng gây tiết insulin trong tế bào qua đó cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường ở bệnh nhân.
  • Flavon: Trong dâu tằm trắng có chứa ba loại flavon (moracin M; steppogenin-4′-O-ß-D-glucosiade và mullberroside-A) đều có tác dụng hạ đường huyết ở người sử dụng.

Nhìn chung, dâu tằm trắng giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, tăng tiết insulin và giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh. Dâu tằm trắng chính là một loại thảo dược tiềm năng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *