Cho đến nay ngày càng có nhiều người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch tuy nhiên những phương pháp điều trị bệnh tim mạch thường kéo dài và tốn kém. Chính vì vậy xu hướng sử dụng những sản phẩm chứa lợi khuẩn (men vi vi sinh) mang lại hiệu quả cao đang được nhiều người sử dụng.
Nội dung bài viết
Tình hình bệnh tim mạch ở Việt Nam và thế giới
Tại Việt Nam, các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016. Trong số này, 85% là do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18- 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, toàn cầu có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp trên 7 triệu người.
Ngoài các nguyên nhân bẩm sinh, bệnh tim mạch là hậu quả của các thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu, bia, hoặc gây ra bởi các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy, sự thay đổi trong lối sống hàng ngày có thể giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Lợi khuẩn giúp làm giảm lượng Cholesterol
Từ lâu lợi khuẩn (Probitics) đã được chứng minh là đem lại rất nhiều lợi ích và vai trò với cơ thể con người như: đem lại sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, tăng cảm giác “ngon miệng” và kích thích tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng, hỗ trợ cải thiện các bệnh về tim mạch.
Trong số đó, lợi khuẩn Lactobacillus cũng được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch nhờ vào khả năng thủy phân muối mật, khả năng gắn kết với bề mặt tế bào và khả năng sử dụng Cholesterol như nguồn thức ăn.
Hoạt động thủy phân muối mật
Lợi khuẩn Lactobacillus plantarum làm kết tủa muối mật trong đường tiêu hóa khiến muối mật không thể được tái hấp thu vào ruột và sẽ được đào thải theo phân ra ngoài. Để duy trì sự cân bằng muối mật trong cơ thể, Cholesterol trong máu sẽ được sử dụng để tổng hợp bù lại lượng muối mật bị đào thải ra ngoài. Hoạt động này trong đường tiêu hóa của Lactobacillus plantarum giúp làm giảm Cholesterol trong máu.
Lợi khuẩn gắn kết Cholesterol vào bề mặt tế bào
Lợi khuẩn gắn kết các phân tử Cholesterol vào màng tế bào, làm Cholesterol không còn được tự do di chuyển, nên không thể được hấp thu vào trong mạch máu, làm giảm mức Cholesterol trong máu. Lợi khuẩn này có khả năng sản xuất các hợp chất có tác dụng ức chế hoạt tính của các enzyme như HMG-CoA reductase, làm giảm tổng hợp Cholesterol trong gan, giảm Cholesterol trong máu.
Sử dụng Cholesterol như nguồn thức ăn
Lợi khuẩn Lactobacillus giúp làm giảm Cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ hẹp mạch vành và cải thiện sức khỏe tim mạch. Các lợi khuẩn này có khả năng sử dụng Cholesterol làm nguồn thức ăn để sinh trưởng, do đó làm giảm Cholesterol trong cơ thể.
Lợi khuẩn hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch
Nhờ khả năng làm giảm Cholesterol, lợi khuẩn Lactobacillus plantarum mang đến giải pháp đột phá trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Khả năng làm giảm cholesterol trong máu có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch như: xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Xơ vữa động mạch là sự phát triển của mảng bám trong lòng động mạch do Cholesterol, chất béo và những thành phần tích tụ trong động mạch. Những mảng xơ vữa này phát triển theo thời gian và dần gây cản trở sự lưu thông của dòng máu làm giảm lượng máu được cung cấp đến tim.
Việc giảm mức Cholesterol trong máu dẫn đến hạn chế những mảng bám bị tích tụ trên thành mạch từ đó giữ cho sự lưu thông của dòng máu ở mức bình thường. Khi không có những mảng bám tích tụ, hạn chế sự hình thành những cục máu đông – tác nhân chặn máu đi đến tim hoặc não và gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Việc ứng dụng Probiotics trong hỗ trợ, cải thiện sức khỏe tim mạch là một chiến lược khả thi và đầy hứa hẹn bởi nó không những đem lại hiệu quả cao mà còn không có tác dụng phụ.