Béo phì ở trẻ em đang là một vấn đề hết sức đau đầu đối với các bậc phụ huynh bởi hệ lụy của nó đối với sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này. Cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Béo phì và tác hại của nó đối với sức khỏe
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ một cách bất thường hoặc quá mức cho phép gây suy giảm sức khỏe.
Béo phì là một căn bệnh rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển. Béo phì có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi với cả người lớn và trẻ em. Tính đến năm 2016 trên thế giới có hơn 650 triệu người trưởng thành (trên 18 tuổi) mắc bệnh béo phì và hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên (từ 5 đến 19 tuổi) bị béo phì hoặc thừa cân(theo WHO).
Một phương pháp rất phổ biến hiện nay dùng để xác định bệnh béo phì ở bệnh nhân là đo Chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI được hiểu là tỉ lệ giữa cân nặng của một người (tính bằng kilogam) trên bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Tìm hiểu thêm:Giải đáp: mối liên hệ giữa Rối loạn chuyển hóa và Béo phì
Béo phì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người mắc căn bệnh này có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Khó thở
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau nhức khớp xương và các chi
- Cao huyết áp
- Mỡ máu cao
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh ung thư
- Đột quỵ
Tình trạng trẻ em bị béo phì ở Việt Nam
Trên thế giới, không phải trẻ em nào cũng được nhận các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này làm uy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển của chúng. Theo Báo cáo của State of the World’s Children 2019 về trẻ em , thực phẩm và dinh dưỡng được báo cáo bởi Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho rằng cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ phát triển không đúng cách do suy dinh dưỡng.
Ba gánh nặng suy dinh dưỡng bao gồm: thiếu dinh dưỡng, đói tiềm ẩn và thừa cân- chúng đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của trẻ em cùng nền kinh tế.
Ở Việt Nam, trong những năm 1995 trở về trước béo phì không là nỗi lo. Khi đó, Việt Nam có tỷ lệ thanh thiếu thừa cân thấp nhất (2,6%) so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN (theo ” Kho dữ liệu quan sát sức khỏe toàn cầu’ năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”). Việt Nm luôn tự hào là đất nước có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.
Tuy nhiên
Thật không may, trong thời buổi nền kinh tế phát triển với lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã vô tình làm thay đổi thói quen ăn uống của người dân. Sự thay đổi về kinh tế đã thúc đẩy việc tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm từ thịt được chế biến sẵn, cùng đó là các hương liệu nhân tạo và gia vị được tối ưu trong các món ăn. Không chỉ thói quen ăn uống bị thay đổi, mà thói quen vận động thể chất ngày càng bị mai một, trẻ em trở nên thụ động, lười vận động hơn. Bởi các lẽ đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ trẻ em bị béo phì đang ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em
Năm 2017, một nghiên cứu tại Viện dinh dưỡng quốc gia (NIN) đã chỉ ra rằng có đến 29% học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì. Và ở trung học cơ sở và trung học phổ thông có tỷ lệ béo phì lần lượt là 19% và 9,5%. Hay tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em thành thị chiếm 42%, còn ở nông thôn là 35%. Vậy nguyên nhân do đâu mà tỷ lệ thừa cân , béo phì ở trẻ em lại tăng nhanh đến thế?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em như:
- gen,
- di truyền,
- thói quen ăn uống không lành mạnh,
- lười vận động..,
Nhưng ở Việt Nam thì béo phì thường đến từ các thói quen không lành mạnh (ăn uống và vận động).
Ăn uống không lành mạnh
Theo các khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng, người Việt đang tiêu thụ thịt nhiều hơn rau. Trong 30 năm qua, mức tiêu thụ thịt của người Việt đã tăng gấp 6 lần (gần 100g/ngày). Không những thế trẻ em đang có thói quen thay thế ngũ cốc, trái cây, rau củ bằng các thực phẩm tiện lợi, giàu calo, nhiều đường… Nhiều nghiên cứu của NIN chỉ ra rằng trẻ em thừa cân tiêu thụ nhiều protein và thức ăn, thức uống tiện lợi hơn bình thường.
Không những thế, các thiết bị công nghệ cao cũng góp phần gây nên béo phì. Bởi vì, thời gian ăn của trẻ đang tăng lên khi các bậc phụ huynh luôn níu giữ trẻ ở bàn ăn bằng các thiết bị điện tử. Các chuyên gia nhận định rằng, xu hướng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm thể trạng và tinh thần của “mầm non nước nhà”. Đặc biệt việc này có thể dẫn đến bệnh béo phì, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Lười vận động
Việt Nam được cho quốc gia ít có các hoạt động thể chất nhất thế giới.Theo khảo sát của đại học Stanford năm 2017, báo cáo này còn tiết lộ số bước trung bình của mỗi người. Từ đó thấy được số bước trung bình của nước ta thấp hơn các nước trên thế giới và trong khu vực.
Điều tồi tệ hơn là ở thời đại mới, giới trẻ từ bỏ xu hướng đến các phòng tập thể dục và đi bộ cùng luyện tập các bài tập đơn giản. Mà lãng phí thời gian vào các hàng quán cà phê, trà sữa (81%) hay đi ngốn thời gian vào các chương trình giải trí trên tivi.
Về lâu dài cơ thể sẽ tích mỡ các các bộ phận, nội tạng trong cơ thể và gây béo phì.
Hãy chung tay đẩy lùi các thói quen xấu vì một tương lai không kèm theo bệnh tật của mầm non tương lai. Mong rằng bài viết :”Nguyên nhân gây Béo phì ở trẻ em” thực sự đem lại những thông tin hữu ích đến với bạn. Hãy chia sẻ để nguồn thông tin tuyệt vời này đến gần hơn với người thân của bạn!