Rối loạn chuyển hóa là gì?

Hội chứng rối loạn chuyển hóa đang là cụm từ được thế giới và Việt Nam quan tâm rất nhiều. Nhất là trên các diễn đàn về sức khỏe. Nó để lại hệ lụy to lớn cho người bệnh, gia đình họ và xã hội. Do chi phí chữa bệnh cao và kéo dài. 

Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu xem hội chứng này là gì mà lại được coi là vấn nạn của xã hội trong tương lai nhé!

Định nghĩa về rối loạn chuyển hóa

Chuyển hóa là gì?

Chuyển hóa là quá trình trao đổi chất của cơ thể với môi trường. Đó là khả năng biến đổi thức ăn thành dạng năng lượng đi nuôi cơ thể, và loại bỏ đi chất thải. Khi cơ thể xảy ra vấn đề dẫn đến sự rối loạn trong các quá trình chuyển hóa.

Rối loạn chuyển hóa và những điều cần biết

Rối loạn chuyển hóa là hậu quả của vấn đề “lỗi” trong quá trình trao đổi chất. Nó khiến các chất cần thiết sử dụng cho cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít.

Cơ thể ta cần một lượng vừa đủ các axit amin và các protein để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể.Vì mỗi bộ phận trong cơ thể cần các loại dinh dưỡng khác nhau. Do đó cơ thể ta rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi bên trong cơ thể. Nhất là các sai sót trong quá trình trao đổi chất.

Hội chứng chuyển hóa thực chất là một nhóm các hội chứng liên quan đến các vấn đề chuyển hóa. Điển hình như:

  • Hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ máu )
  • Rối loạn dung nạp glucose (đường huyết)
  • Tăng huyết áp
  • Tình trạng béo bụng
  • Tình trạng tiền đông máu
  • Tình trạng tiền viêm

Nhận thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn từ hội chứng rối loạn chuyển hóa. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến hội chứng này nhé!

Nguyên nhân

Bạn có biết rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Có thể mắc hội chứng này do di truyền, do thói quen xấu gây tổn thương cơ thể. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp không tìm ra được nguyên nhân thích hợp gây nên nó.

Bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hội chứng này chưa? Cùng tôi tìm hiểu nhé!

  • Rối loạn chuyển hóa có khuynh hướng di truyền. Khi một chất hóa học hay một enzym trong cơ thể bị đột biến (hay thay đổi bất thường ). Thì thường dẫn đến sự sai khác trong quá trình trao đổi chất. Sự đột biến này thường di truyền cho thế hệ sau. Hoặc sự thay đổi có thế tự diễn ra.
  • Khi cơ thể xảy ra tổn thương cũng dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất như tuyến tụy, tuyến giáp . Khi bị tổn thương sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.
  • Có một số rối loạn chuyển hóa không tìm ra được nguyên nhân khởi phát của nó. Đặc biệt nhắc đến bệnh tiểu đường type 1, các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân tại sao một số người lại mắc nó- một chứng rối loạn tự miễn dịch. 

Bạn muốn tìm hiểu thêm về triệu chứng và hệ quả mà hội chứng này để lại? Cùng theo dõi bài viết để cập nhật thêm thông tin nhé!

Triệu chứng và Hệ quả

Triệu chứng

Phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các hội chứng rối loạn chuyển hóa sẽ dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Phải kể đến các triệu chứng như:

  • Không kiểm soát được cân nặng
  • Chậm lớn, chậm phát triển ở trẻ sơ sinh
  • Cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống
  • Màu sắc da thay đổi, da mỏng, dễ bầm và lâu lành
  • Giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, hay đang ăn vẫn thèm ăn
  • Dễ buồn nôn, ói mửa

Nhận thấy những triệu chứng này bạn cần để tâm và đi kiểm tra ở cơ sở y tế uy tín. Nhằm hạn chế rủi ro do hậu quả của hội chứng chuyển hóa này để lại. Vậy hệ quả hay hậu quả khi mắc hội chứng này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Hậu quả

Hội chứng này đang được quan tâm và phòng tránh do mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh cùng gánh nặng của nó đè nặng lên gia đình và xã hội.

Trong thời gian gần đây người ta nhận ra rằng các hội chứng rối loạn chuyển hóa và các bệnh không lây đang tăng nhanh không kiểm soát. Sự nguy hiểm của các bệnh được nhấn mạnh khi nó là nguy cơ gây nên các bệnh  nguy hiểm như: đái tháo đường, các bệnh tim mạch, hay huyết áp cao, đột quỵ và rối loạn cương dương.

Trong đó hệ quả hay được nhắc đến nhất là xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Đây đều là bệnh gây nguy hại cho sức khỏe và rất tốn kém trong chi phí điều trị. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *